Có nên lấy tủy răng khi làm răng sứ?



Mỗi khi mài răng để làm răng sứ, chúng ta thường đặt câu hỏi là phải lấy tủy răng hay không?

Về phía cả bệnh nhân và Nha Khoa, cũng có những ý kiến trái chiều về việc lấy tủy răng hay không. Vậy chúng ta nên theo quan điểm nào? Trước hết, Nha Khoa Đại Nam xin phân tích một số trường hợp nên lấy tủy như sau:

Mài cùi lộ tủy khi làm răng sứ thì phải lấy tủy.
Răng hô quá cần phải mài ép vào để giảm hô để tăng tính thẩm mỹ thì phải
lấy tủy.
Răng lệch lạc cần làm cho đều cung răng lại thì lấy tủy.
Răng sâu vỡ lớn, răng trồi nhiều, răng nghiêng nhiều thường lấy tủy.


Ngòai ra còn có quan điểm lấy tủy khi làm răng sứ vì:

Không lấy tủy răng ê buốt bệnh nhân sẽ cảm thấy không thoai mái trong sinh hoạt.
Lấy tủy tính thêm tiền lấy tủy.
Đóng chốt tính thêm tiền đóng chốt.

Riêng có một số bệnh nhân khi đến với Nha Khoa có nhu cầu lấy tủy răng vì:

Bệnh nhân lo lắng răng sẽ đau nhức sau này.
Bệnh nhân ở nước ngoài nhiệt độ thấp hơn ở Việt Nam nên răng thường cảm thấy ê
buốt, mỗi lần về Việt Nam mỗi lần khó. Cho nên lấy tủy cho an tâm...

Vậy, Chúng ta nên giữ tủy hay lấy tủy?


Theo Nha Khoa Đại Nam, Bệnh nhân nên bảo tồn tủy vì răng sống bền hơn răng đã lấy tủy. Những trường hợp răng lấy tủy thì răng sẽ giòn, dễ nứt gãy, răng lấy tủy rồi về sau bị sẫm màu, việc lấy tủy tốn thêm chi phí và thời gian....
Cho nên có những răng hô nhiều, lệch lạc, răng nghiêng nhiều, răng sâu vào tủy, … thì mới nên cân nhắc đến việc lấy tủy.

Bệnh Nha Chu

Răng được giữ cứng chắc trong xương ổ răng bởi hệ thống dây chằng nha chu. Khi nướu bị viêm lâu ngày sẽ dẫn tới bệnh viêm nha chu. Khi hệ thống dây chằng nha chu này bị viêm sẽ dẫn đến hiện tượng răng bị lung lay. Đây là một bệnh diễn biến âm thầm, rất nguy hiểm, bởi sẽ dẫn đến nguy cơ rụng răng sớm nếu để bệnh nha chu trầm trọng. Bệnh nha chu nguy hiểm ở chỗ diễn biến âm thầm, không gây ra hiện tượng đau nhức nên bệnh nhân chủ quan, chỉ khi răng lung lay - biểu hiện của viêm nha chu nặng - mới phát hiện.

1